BOGIWAN - QUỶ SĂN NGƯỜI
Tôi viết cảm nhận về quyển sách này hoàn toàn dựa trên đánh
giá chủ quan của bản thân đối với nội dung tác phẩm chứ không phải là những phê
bình mang tính học thuật. Vì vậy, mong mọi người đừng dựa vào những điều tôi
nói ở đây để tranh cãi hoặc đả kích trí thông minh hạn hẹp cũng như cảm xúc nghèo nàn của
tôi. Nếu bạn muốn chia sẻ quan điểm cá nhân, tôi sẽ hân hoan đón chờ và vô cùng
biết ơn khi nhận được hồi âm bên dưới.
Nào, bây giờ thì không dài dòng nữa. Vào vấn đề chính thôi!
Bogiwan – Quỷ săn người là tác phẩm đoạt giải Tiểu thuyết
Kinh dị Nhật Bản năm 2015 của tác giả Sawamura Ichi. Lý do khiến tôi quyết định
tìm mua quyển sách này có thể tóm gọn trong ba mục nhỏ dưới đây.
- Là sách giảm giá mùa Covid 19 (69.000đ)
- Được gắn mác Tiểu thuyết Kinh dị Nhật Bản năm 2015
- Bìa sách ấn tượng (Hàm răng trắng ẩn sau những đóa hoa sen)
Nội dung sách kể về quá trình trốn chạy khỏi con quỷ Bogiwan
của gia đình Hideki. Đó là một gia đình nhỏ gồm đôi vợ chồng trẻ và cô con gái tên
Chisa. Để bài viết này không làm lộ tình tiết trong tác phẩm, khiến bạn đánh mất
cảm giác hứng thú, tôi sẽ chỉ tập trung nói về ba điều đặc biệt khiến mình bị ấn
tượng bởi tiểu thuyết này.
Thứ nhất, cùng là một sự việc nhưng mỗi người sẽ có góc nhìn
khác nhau. Quan niệm này tuy đã cũ
rích nhưng Sawamura Ichi sẽ giúp bạn
cảm nhận nó sâu sắc hơn qua câu truyện về con quỷ Bogiwan. Bạn tin chắc rằng
mình đang làm điều đúng đắn, bạn mặc nhiên cho rằng người khác cũng sẽ nghĩ như vậy.
Nhưng thật ra, hành động của bạn lại khiến cho đối phương mệt mỏi, căm ghét, thậm
chí là oán hận. Chính vì vậy, dù được nghe câu chuyện do một người mình rất tin
tưởng kể lại, bạn vẫn không thể biết chính xác cách mà mọi thứ đã diễn ra. Vì sự
thật khách quan sẽ luôn bị vấy bẩn bởi một chút chủ quan, dù vô tình hay cố ý.
Thứ hai, để một tiểu thuyết kinh dị trở nên xuất sắc, nó chắc chắn không thể chỉ dừng lại ở những tình tiết kịch tính hay ghê rợn. Mà thông qua tác phẩm, tác giả cần truyền tải đến người đọc một giá trị nào đó về mặt xã hội và con người. Tôi nghĩ, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được điều này qua lý do Bogiwan săn lùng gia đình Hideki và câu chuyện của người xưa về sự tồn tại nó. Đó là một nét văn hóa trong xã hội Nhật Bản, là sự xấu xa và ích kỷ của con người, là mối quan hệ giữa vợ chồng con cái,...Tất cả đều đang chờ đợi bạn khám phá.
Điều cuối cùng, khi đọc quyển sách này, tôi có dịp trải qua những cảm xúc yêu ghét phức tạp đối với từng nhân vật (đặc biệt là Hideki). Từ chỗ cảm thấy thương cảm, bạn có thể sẽ phải ngỡ ngàng rồi chuyển dần sang căm ghét, tức giận. Nhưng đến cuối cùng, tất cả chỉ còn lại nỗi cay đắng. Đó chính là cảm giác “Không đáng”, là “Giá như”, là tiếc nuối và tội nghiệp.
Thứ hai, để một tiểu thuyết kinh dị trở nên xuất sắc, nó chắc chắn không thể chỉ dừng lại ở những tình tiết kịch tính hay ghê rợn. Mà thông qua tác phẩm, tác giả cần truyền tải đến người đọc một giá trị nào đó về mặt xã hội và con người. Tôi nghĩ, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được điều này qua lý do Bogiwan săn lùng gia đình Hideki và câu chuyện của người xưa về sự tồn tại nó. Đó là một nét văn hóa trong xã hội Nhật Bản, là sự xấu xa và ích kỷ của con người, là mối quan hệ giữa vợ chồng con cái,...Tất cả đều đang chờ đợi bạn khám phá.
Điều cuối cùng, khi đọc quyển sách này, tôi có dịp trải qua những cảm xúc yêu ghét phức tạp đối với từng nhân vật (đặc biệt là Hideki). Từ chỗ cảm thấy thương cảm, bạn có thể sẽ phải ngỡ ngàng rồi chuyển dần sang căm ghét, tức giận. Nhưng đến cuối cùng, tất cả chỉ còn lại nỗi cay đắng. Đó chính là cảm giác “Không đáng”, là “Giá như”, là tiếc nuối và tội nghiệp.
Cũng mang đặc điểm
này nhưng để lại ấn tượng sâu sắc hơn là tác phẩm Ác ý của Higashino Keigo. Nhưng đó sẽ là nội
dung chính của một bài viết khác (cười). Còn bây giờ thì Bogiwan – Quỷ săn người
xin được phép dừng lại ở đây. Nếu bạn vẫn chưa đọc thì hãy suy xét việc mua sách
về chiêm nghiệm (để xem người viết bài này có nói láo hay không). Còn nếu đã có
cơ hội thưởng thức tác phẩm này thì còn chờ gì nữa mà không cùng nhau chia sẻ
vài cảm nhận?
Tiểu Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét