Thần
Tuyên thoải mái đi phía trước, thỉnh thoảng lại ngoái nhìn xem Yên Nhi có còn
theo sau hay không. Cô chân cẳng vừa lành lặn đã muốn tự mình đi lại. Dù không
để anh đụng vào nhưng biết nghe lời, bám sát như thế là...tốt.
Từ hồ Long Tĩnh bước qua cánh cửa không phải về phòng mà lại
là một nơi rất xa lạ. Thứ đầu tiên Yên Nhi nghe được là tiếng trẻ con khóc.
Không phải một mà rất nhiều đứa trẻ. Căn phòng lớn rộng hàng trăm mét vuông
sáng trưng. Người ngồi dưới đất lúc nhúc. Một số có vẻ mỏi mệt, một số khác thì
đang khóc than, vài kẻ thậm chí còn bị xích vào tường…
Cô cảnh giác nhìn về phía những “anh lính” cầm giáo nhọn.
Trong đầu lập tức hiện lên hình ảnh hành lang tối om. Đối với Nhi, đó quả là ký
ức không dễ gì quên được.
- Làm ơn thả tôi đi! – Người phụ nữ gần đó bất ngờ túm lấy
ống quần Yên Nhi mà cầu khẩn - Tôi còn hai đứa con nhỏ, không ai chăm sóc….Xin
cô rủ lòng thương…Xin cô mà…
Đầu của bà ta dính đầy máu. Bộ quần áo công nhân quét rác
cũng loang lỗ những chỗ màu nâu đỏ.Yên Nhi cứng người trước vẻ thống khổ của
người phụ nữ, lòng hoang mang không biết
đây thật ra là nơi nào.
- Lôi bà ta xuống! – Thần Tuyên lạnh giọng phân phó, tay không
quên kéo mạnh Yên Nhi về phía mình.
Cô ngơ ngác ngã vào lòng anh trong mấy giây, sau đó lập tức
hồi tỉnh. Đẩy mạnh Tuyên khỏi người mình, trong mắt Nhi đâu đâu cũng là vẻ xa
cách. Nhưng vì đã quá quen thuộc nên Tuyên cũng chẳng buồn để ý, chỉ chậm rãi quay qua chất vấn “viên
quan” đang đứng cạnh.
- Vì sao chỉ trong mấy ngày đã có nhiều trẻ con như vậy?
- Bẩm, Việt Nam
đang có dịch Tay Chân Miệng. Trẻ con chết rất đông.
Nhìn thái độ kính cẩn của người đàn ông đội mũ quan này, Yên
Nhi có cảm giác Thần Tuyên là một nhân vật có địa vị khá quan trọng. Nhưng vì
sao chỉ mình anh là ăn mặc ra chút hiện đại, còn lũ lính tráng thì cứ như thời
phong kiến cổ lỗ sĩ?
- Không tìm ra ai để dỗ chúng nín sao?
- Bẩm, mọi người còn lu bu nhiều việc. Những người ở đây,
ai cũng chỉ lo than khóc cho chính mình.
- Vậy thì xúc nhanh tiến độ đầu thai đi. Bọn trẻ khóc mãi
làm tôi không tập trung được.
Những tâm linh bé nhỏ và đáng yêu ấy cứ không ngớt kêu gào
như muốn giày vò tâm can người khác. Chúng phần lớn đều còn rất nhỏ. Lần đầu
không có ba mẹ ở bên nên đương nhiên rất hoảng sợ. Nhưng Thần Tuyên mới đến đây
được mấy ngày. Việc phải giải quyết đối với anh nhiều hơn cả núi. Cơ sở vật
chất lại thiếu trước thiếu sau. Anh rảnh đâu đi dỗ dành từng đứa?
- Bẩm, chúng tôi đang cố gắng hết sức – Lão Hùng phân trần
- Mấy chiếc xe hình như cũng quá cũ kỹ.
Hôm qua đột nhiên lại ngừng giữa đường. Vài vong hồn không biết chạy đi đâu
mất.
- Sớm không hư, muộn không hư lại cứ phải chọn ngay lúc này.
– Thần Tuyên hậm hực lẩm bẩm, bên tai vẫn tiếp tục bị tiếng trẻ con khóc tra
tấn – Phái thêm người bắt hết những vong hồn lang thang đó lại.
- Thưa vâng – Người đàn ông lập tức cúi đầu – À Tiểu vương
gia, vừa rồi trên xe số năm còn xảy ra xô xát.
- Sao lại thế?
- Họ tranh giành chỗ ngồi. Người tốt kẻ xấu đánh nhau loạn
cả lên.
Vấn đề liên tục nảy sinh khiến mặt Tuyên càng lúc càng đanh
lại. Vì sao không ai nói trước với anh là cái đất nước nhỏ bé này sẽ lạc hậu và
nhiều rắc rối như vậy? Điều kiện đã thiếu thốn mà ý thức cũng chẳng dư tẹo nào.
Đã vậy, Tuyên còn nhận chức đúng ngay lúc trong nước xảy ra dịch. Tra tấn anh cả
ngày bằng những âm thanh rất thương tâm này.
- Ai đó bảo chúng im… - Tuyên vừa khoát tay, định ra hiệu
cho mấy tên lính lại dỗ những đứa trẻ thì nhận ra âm thanh ồn ào đó đã không
còn nữa.
Yên Nhi vẫn đứng cạnh anh thì biến mất tự lúc nào.
- Tiểu vương gia, cô gái kia…- Lão Hùng vừa nói vừa chỉ tay
về phía nhân vật đang được vây quanh bởi một đám trẻ nhỏ.
- Suỵt! – Tuyên không hề có ý định che giấu sự hứng thú
– Ông làm việc của mình đi.
- Dạ. – Viên quan già nghe xong liền cúi đầu quay bước.
Thì ra cô vợ khó tính của anh vì không cầm lòng nỗi nên đã
tự đi đến dỗ dành những đứa trẻ bất hạnh. Một bé gái được Yên Nhi ôm trong tay
đang lim dim sắp ngủ. Những đứa khác nếu không nằm trên đùi cũng tìm cách tựa
vào thân thể thơm tho, mềm mại của cô.
Gương mặt mệt mỏi và đỏ gay vì khóc nhiều của chúng dường
như được xoa dịu. Từng bàn tay bé xíu khẽ vân vê quần áo trên người Yên Nhi. Ánh
mắt mơ màng như sắp đi vào mộng đẹp.
Tuyên chẳng nói chẳng rằng, chỉ âm thầm đi đến bên cạnh.
Giữa một nơi đầy những tiếng khóc than ai oán, hình ảnh dịu dàng kia mới thật
ấm áp, ngọt ngào. Những lời ru dù rất đỗi bình dị nhưng vẫn đủ làm lay động
lòng người.
Ai
làm con cuốc kêu hè
Kêu
đêm nghe chán lại nghe kêu ngày
Chim
hồng chắp cánh cao bay
Nắng
mưa thui thủi thương mày cuốc ơi.
Thần Tuyên mất bao nhiêu ngày khổ sở mà Yên Nhi chỉ vài
phút đã khiến đám “quỷ nhỏ” im lặng và ngoan ngoãn nằm quanh thế này. Cảnh
tượng khiến anh bất giác nhớ đến mẹ, nhớ đến việc bản thân mình cũng chưa từng được
bà hát ru hoặc dỗ dành.
Điều này vô tình đã chạm vào góc khuất trong tâm hồn Tuyên,
khơi dậy một phần ký ức mà anh luôn tìm cách chôn sâu mãi mãi. Hành động của
Yên Nhi cũng giống như vừa xoa dịu vừa tìm cách xé bỏ lớp màng nhầy của vết
thương đã đóng máu.
Chậm rãi ngồi xuống bên cạnh cô, chăm chú quan sát gương
mặt u uất nhưng hiền dịu, Tuyên chợt mơ màng tưởng tượng cảnh con cái mình sau
này cũng được mẹ nó yêu thương, vỗ về như bọn nhóc này. Tâm hồn Yên Nhi không
chỉ nhạy cảm mà còn rất lương thiện. Dù bản thân cũng đang cô đơn, sợ hãi nhưng
vẫn có thể quan tâm và động lòng trước nỗi đau của người khác. Đây là điều
khiến anh đặc biệt chú ý.
Còn cô vì mãi lo dỗ dành mấy đứa bé mà chẳng hề nhận ra bên
cạnh đã xuất hiện một người đàn ông đang chăm chú nhìn mình đến ngơ ngẩn. Dẫu
biết rằng giọng hát của mình chẳng có gì đặc biệt, nhưng Nhi vẫn cho rằng, điều
lũ trẻ này cần không phải thứ giai điệu tuyệt vời mà là một ai đó quan tâm
chúng. Một ai đó có thể cho chúng dựa vào.
Thân hình nhỏ nhắn khẽ lắc lư và tiếp tục ngân nga. Bài hát
mà Yên Nhi từng nghe mẹ à ơi lúc nhỏ…
Đưa
nhau một quãng đường trường
Cát
bay dặm trắng, tơ vương liễu vàng
Ai
đi đường ấy cùng chàng
Chàng
đi, đi một bước đàng một xa
Đưa
nhau một quãng đồng xa
Gió
mai quên giục, giăng tà nhạn kinh
Ai
đi đường ấy cùng mình
Mình
đi, để lại gánh tình ngổn ngang
- Càng lúc … Tôi càng không nỡ để em đi…- Tuyên bần thần
thở dài.
Giọng anh lúc này thật nhỏ, nhỏ đến nỗi chỉ như tiếng bay
của một con muỗi.
Lũ trẻ thì từng đứa, từng đứa nhắm mắt ngủ say. Bên tai vẫn
còn vang vọng tiếng ru từ cô gái mà chúng cho là xinh đẹp như một nàng tiên nữ:
Ai
làm cho khói lên trời?
Cho
mưa xuống đất? Cho người biệt ly?
Ai
làm Nam
Bắc phân kỳ?
Cho
hai hàng lệ đầm đìa nhớ thương?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét